Lý do thực sự vì sao chúng ta trì hoãn – có nghiên cứu khoa học hẳn hoi

Ờ thì thật ra chúng ta hẳn là phần lớn đều trải qua cảm giác làm biếng đến tận cùng này rồi: Deadline thì đã dí đến mông, danh sách việc cần làm thì đang treo đó, nhà cửa thì bề bộn ngay trước mặt, đồng hồ thì kêu tíc tắc đến mức thậm chí còn nghe rõ tiếng luôn, nhưng chúng ta – vâng, chính là chúng ta, người mà nhẽ ra phải nhấc mông dậy mà chạy cũng chưa chắc đã xong việc – vẫn ngồi đấy, ngón tay vẫn nhẹ nhàng lướt qua những trang facebook vô bổ, hay cố chuyển kênh TV để tìm kiếm một thứ gì đó hay ho. Thú vị hơn nữa, chúng ta lại có thể vừa làm biếng vừa ngập tràn sự lo lắng về những thứ có thể xảy ra nếu ta tiếp tục làm biếng thêm (!).

Vâng, đó là sự trì hoãn. Thứ thói quen ngàn tuổi này thực sự nguy hiểm một cách đáng quan ngại, bởi vì thực sự là ai cũng biết về nó, mà không tìm ra cách nào để thay đổi được (theo giáo sư tâm lý học động lực Piers Steel – đại học Calgary). Nghe vô lý phải không nhờ: người ta vẫn tiếp tục làm những thứ mà người ta biết rõ là có hại cho bản thân mình.

Thế nhưng có thật thế không? Người ta vẫn hút thuốc khi biết nó sẽ giết mình đấy thôi. Đơn giản là nó sướng!!!

Rồi xong mình phải làm gì? Sống chung với lũ rõ ràng không phải là giải pháp rồi. May mắn thay, theo một nghiên cứu của Timothy A. Pychyl, chuyên gia trong ngành trì hoãn học ở đại học Carleton, Canada, có một giải pháp cho bạn để xử lý thói quen trì hoàn của bạn – một lần và mãi mãi – và cũng không phải là làm đẹp hơn danh sách việc cần làm hay thay đổi cách làm việc của bạn.

1. Lý do thực sự mà chúng ta trì hoãn là gì

Theo Pychyl, con người ta không trì hoãn vì sợ làm việc. Người ta trì hoãn vì đang cố gắng né tránh “thứ cảm giác tồi tệ” gắn với công việc ấy mà thôi.

Pychyl định nghĩa trì hoãn là một kết quả của một cuộc chiến cảm xúc. Chúng ta thua cuộc trong việc đương đầu với những cảm giác tồi tệ. Ví dụ, nếu một công việc khiến chúng ta thấy lo lắng, chúng ta sẽ cố gắng né tránh việc lo lắng ấy bằng cách né việc luôn – ít nhất là tạm thời thế – cho đến khi nỗi sợ những hậu quả của việc không làm xong việc to hơn nỗi lo đó. Mối liên hệ chính ở đây là cảm xúc tồi tệ chính là nguyên nhân cho việc trì hoãn.

2. Vòng luẩn quẩn của sự trì hoãn

Art by Paige Martin

Giả sử như bạn có việc cần làm. Xong rồi bạn trì hoãn không làm. Kệ mợ nó, vì bạn đang cố né tránh cảm giác tồi tệ đang gắn với công việc đó. Đầu tiên, chắc là vui. Xong rồi đỡ vui hơn, việc không xong, bạn tự trách, xong lo lắng, stress cmn luôn, rồi khủng hoảng trầm trọng. Toàn là những thứ cảm xúc tồi tệ được gắn thêm vào công việc đó. Và rồi bạn trì hoãn hơn …

Rồi xong, chào mừng đến vòng luẩn quẩn của sự trì hoãn!

Đấy là lý do vì sao trì hoãn là một thói quen, không phải là tai nạn đâu.

3. Giải pháp đây: tập trung vào xử lý cảm xúc, không phải công việc

Theo nghiên cứu của một nhóm các nhà phân tích tại trường The College of New Jersey trong tạp chí Anxiety Stress & Coping về mối quan hệ biện chứng giữa cảm xúc và sự trì hoãn của những sinh viên đang mắc chứng trì hoãn trong trường (ôi dồ ôi chắc gần hết đống sinh viên ấy quá), thì những cảm xúc tồi tệ của ngày hôm nay, thực ra là những phòng đoán của sự trì hoãn của ngày mai. Chúng ta cứ tưởng là đọc vài bài báo, áp dụng vài cái tip về việc gia tăng hiệu quả làm việc là có thể xử lý xong thói quen trì hoãn – nhưng mà không. Việc cần làm, là tập trung vào cảm xúc của chúng ta.

Biết chấp nhận và khoan dung với những cảm xúc tiêu cực trong mình, hóa ra lại là giải pháp để điều chỉnh và làm gia tăng năng suất làm việc của chúng ta!

4. Khoan dung và yêu thương bản thân mình nhiều hơn

Man holding heart shape on chest

Nhưng mà tập trung vào cảm nhận của mình như thế nào đây? Bạn hãy thử thực hành với việc khoan dung và yêu thương bản thân mình. Tờ NY Times dẫn một câu chuyện được đăng trong tạp chí Personality and Individual Differences, chỉ ra rằng các sinh viên thực hành việc chấp nhận và tha thứ bản thân mình cho việc trì oãn, thì thực ra lại bớt trì hoãn hơn. Những người càng trì hoãn nhiều, hóa ra lại càng stress và càng khó tha thứ cho bản thân mình hơn.

Một nghiên cứu khác cho rằng việc khoan dung và yêu thương bản thân mình còn có nhiều lợi ích hơn nữa. Nó không chỉ làm giảm phiền muộn, nguyên nhân chủ yếu của vòng luẩn quẩn trì hoãn, mà còn tiếp thêm động lực, và tăng cảm giác rằng mình có giá trị, nuôi dưỡng cảm xúc tích cực của bản thân như lạc quan, thông thái, ham học hỏi và nhiều cảm xúc tích cực khác. Quan trọng nhất là, việc khoan dung và yêu thương bản thân không cần phải có tác động từ bên ngoài – chỉ cần bạn tập trung vào công việc của mình với một trái tim bao dung và nhẹ nhàng hơn, còn hơn là ngồi đó mà đau khổ và hối hận.

Thế nên, nhìn thẳng vào công việc phải làm, tưởng tượng ra những cảm xúc tích cực và gắn vào công việc đó. Hãy bao dung hơn với bản thân, thành thật hơn với những gì bạn đang cảm nhận. Nếu thấy khó chịu, ừ thì chấp nhận nó khó chịu thật, nhưng đừng dẹp nó sang một bên. Hãy nghĩ đến những cảm xúc vui vẻ, lạc quan, nhất là sau khi làm xong việc. Và bạn sẽ làm xong việc. Thế thôi!

Nguồn: The Secret Reason Why You Never Get Anything Done, Say Psychologists | Eat This Not That

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *